Các bệnh về vú trong giai đoạn cho con bú

  11-02-2022

CÁC VẤN ĐỀ VỀ VÚ TRONG THỜI KỲ CHO CON BÚ

1. Căng tức ngực có một số cục cứng

2. Đau rát hoặc nứt đầu vú

3. Viêm hạt montgomery 

4. Tụt núm vú

5. Tắc tia sữa

6. Áp xe vú

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

1. CĂNG TỨC NGỰC CẢM GIÁC NHƯ CÓ CÁC CỤC CỨNG Ở NGỰC

Nguyên nhân:

Thường khoảng 2 - 3 ngày sau sinh do vú bắt đầu tiết sữa nhiều, cho con bú hoặc vắt sai giờ (sau thời điểm sữa về nhiều)

Triệu chứng:

Thấy ngực căng tức, khó chịu, đôi khi cảm thấy nóng

Xử lý:

Cho con bú thường xuyên và đúng lịch 

Nếu sữa tiết ra nhiều mà không sử dụng hết (ngực vẫn căng) thì nên vắt ra 

Phòng tránh

Cho con bú thường xuyên 

Vắt sữa dư thừa nếu có

Thường xuyên mát xa ngực 

2. ĐAU RÁT, NỨT ĐẦU VÚ

Nguyên nhân:

Do trẻ mút mạnh, bú kéo dài, mặc áo ngực không đúng, đầu vú đau hoặc rát khi cho trẻ bú hoặc chạm vào áo ngực...

Do tư thế bú của trẻ không được thoải mái

Có thể do di tật bẩm sinh ở miệng khiến bé khó có thể bú một cách đúng cách

Tổn thương do sử dụng máy hút sữa

Tắc ống dẫn sữa

Cương sữa, sữa mẹ quá nhiều so với nhu cầu của bé hoặc hay để quá cữ

Nhiễm trùng vú và núm vú

Các bệnh về da gây tổn thương núm vú

Vú nhạy cảm

Triệu trứng:

Cảm thấy đau rát khi bé bú hoặc chạm vào áo ngực

Đầu vú có những vết nứt, rạm nhỏ trên bề mặt đôi khi còn bị loét, chảy máu

Xử lý:

Cho bé bú cả hai bên ngực

Nếu đầu vú bị nứt thì phải vệ sinh sạch xẽ và để khô (không bị bí vi khuẩn dễ hình thành gây viêm). Có thể tạm dừng cho bé bú bên bị khoảng 12 giờ. sử dụng vắt bằng tay dồn sữa từ phía trong ngực ra.

Phòng tránh

Cho bé bú đúng tư thế và thoải mái nhất

Cho bé bú thường xuyên hơn

Can thiệp sớm đối với dị tật của bé

Vệ sinh sạch xe và để khô đầu vú

Cho con bú với miệng ngậm hầu như phần lớn quẩng vú ở môi trên, môi dưới tỳ cằm và vú

Có thể dùng núm ti giả cho bé bú tránh hiện tượng cắn

Điều chỉnh hành vi của bé

Can thiệp sớm đối với dị tật của bé

Thường xuyên mát xa ngực giúp sữa lưu thông hạn chế bị tắc sữa

Nếu đã tổn thương nên có sự tư vấn của bác sỹ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé

Thường xuyên mát xa ngực giúp sữa lưu thông hạn chế bị tắc sữa

3. VIÊM HẠT MONTGOMERY

Hạt Montgomery là gì và tác dụng:

Hạt Montgomery là những nốt nhỏ li ty trên quầng vú. Nó là dạng tuyến bã chuyên sản sinh dầu. Nó hoạt động mạnh mẽ và nở lớn hơn khi mang thai

Tác dụng hạt Montgomery

+ Tiết dầu giúp dưỡng da qua quầng vú đỡ nứt nẻ;

+ Có tác dụng tạo mùi để cho bé nhận biết và tìm đến đầu ti dễ dàng hơn;

+ Có tác dụng diệt khuẩn;

+ Kích thích đẩy sản dịch ra khỏi tử cung;

+ Tiết chất Pheromone kích thích tọa hưng phấn trong quan hệ tình dục;

Nguyên nhân viêm hạt Montgomery:

+ Do vệ sinh kém;

+ Con cắn khi bú;

+ Bú sai khớp ngậm;

+ Dùng máy hút sữa sai cách;

+ Tổn thương hạt montogomery như làm xước da chỗ vị trí hạt làm cho nguy cơ nhiễm khuẩn tăng cao

Triệu trứng:

Nổi mụn đỏ tại vị trí hạt Montogomery, sờ tháy đau. Nếu không vệ sinh xử lý đúng cách sẽ tiến triển thành áp xe vú.

Xử lý:

Vệ sinh sạch sẽ núm vú sau mỗi lần cho con bú bằng nước đun sôi để nguội, nước muối sinh lý, cồn 70 độ;

Không được chườm nóng và nặn bóp điều đó gây xung huyết và tăng nguy cơ nhiễm trùng thêm và lan rộng có thể tạo thành ổ áp xe;

Khi đã tạo thành áp xe hoặc kể cả chưa tạo thành áp xe nên có sự hướng dẫn của bác sĩ;

Nếu không cho con bú được thì nên vắt sữa ra bằng cách đẩy sữa từ trong ra và không áp dụng lên chỗ viêm.

Phòng tránh

Cho bé bú đúng tư thế và thoải mái nhất;

Can thiệp sớm đối với dị tật của bé;

Vệ sinh sạch sẽ và để khô đầu vú;

Cho con bú với miệng ngậm hầu như phần lớn quẩng vú ở môi trên, môi dưới tỳ cằm và vú;

Có thể dùng núm ti giả cho bé bú tránh hiện tượng cắn;

Điều chỉnh hành vi của bé;

Hạn chế dùng máy hút sữa;

Can thiệp sớm đối với dị tật của bé;

Thường xuyên mát xa ngực giúp sữa lưu thông hạn chế bị tắc sữa;

Nếu đã tổn thương nên có sự tư vấn của bác sỹ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé;

Thường xuyên mát xa ngực giúp sữa lưu thông hạn chế bị tắc sữa, lưu ý vệ sinh sạch sẽ.

4. TỤT NÚM VÚ

Tụt núm vú:

Tụt núm vú là là hiện tượng núm vú bị tụt vào bên trong thay vì hướng ra ngoài

Nguyên nhân tụt núm vú:

+ Nguyên nhân chính do ống tuyến sữa ngắn, thiểu sản và thiết hút các tổ chức liên kết tuyến vú. Cũng có thể do teo các tổ chức tuyến vú sau sinh;

+ Một số trường hợp do viêm nhiễm, u gây co ngắn các ống tuyến vú.

Triệu trứng:

+ Núm vú bị tụt vào trong gây khó khăn cho con bú;

+ Nếu có vấn đề bất thường cần đi khám để loại trừ các trường hợp do viêm nhiễm hoặc u tuyến vú.

Xử lý:

+ Nếu có thể kéo ra một cách dễ dàng thì nên áp dụng. Lưu ý vệ sinh vú và tay sạch sẽ;

+ Trước khi ngủ hoặc sau khi tắm vệ sinh sạch sẽ tay và vú . sau đó nâng bầu ngực lên, dùng tay còn lại kéo nhẹ nhàng núm vú về các phía ra ngoài;

+ Có thể sử dụng máy hút núm vú, hút sữa hoặc đầu ti giả;

+ Sử dụng một số kinh nghiệm nhưng cần kiểm chứng;

+ Ngoài gia còn một số xử lý khác như phẫu thuật nếu có liên quan đến bệnh lý hoặc không thể kéo được ra ngoài và không thể xử lý theo các thông thường được;

+ Cho bé ty đúng cách (tư thế thoải mái, miệng ngậm hầu hết quầng vú);

+ Nên có sự tư vấn của bác sĩ.

Phòng tránh

+ Không sử dụng áo và áo ngực quá chật ép lên đầu ti, để phần đầu ti thoải mái có thể ôm sát ngực;

+ Mát xa đầu ngực và kéo đầu ti: lưu ý vệ sinh sạch sẽ ngực và tay. khi mát xa kéo đầu ty thì nhẹ nhàng theo các hướng phía ra ngoài;

+ Nếu tụt quá sâu nên gặp bác sĩ chuyên khoa để xử lý.

 

5. TẮC TIA SỮA

Tắc tia sữa:

Là hiện tượng sữa vì một lý do nào đó không thoát được ra ngoài gây ứ đọng trong tuyến sữa gây nên hiện tượng vón cục. Trong khi đó sữa vẫn được cơ thể người mẹ sản sinh ra dẫn đến thành tuyến sữa phải chịu nhiều áp lực và hiện tướng vón ngày một tăng faay chèn ép thành tuyến sữa cũng như các mô vú xung quanh. Nếu hiện tượng để lâu có thể chuyển biến thành áp xe vú khi đó điều trị sẽ phức tạp hơn.

Nguyên nhân tắc tia sữa:

+ Mới sinh con không cho con bú sớm hoặc chưa tạo được thói quen cho con bú khi sữa về;

+ Cho con bú không hết do sữa mẹ nhiều hơn lượng sữa trẻ bú. Sữa ứ đọng sẽ có khả năng gây ra hiện tượng tắ nghẽn ;

+ Hút sữa ra ngoài không hết;

+ Con ngậm vú không đúng cách dẫn đến bé không bú đủ lượng sữa so với lượng sữa tiết ra;

+ Do ngực chịu nhiều áp lực như mặc áo hoặc áo ngực quá chặt hoặc bầu ngực bị chèn ép;

+ Lựa chọn máy hút sữa hoặc hút sữa không đúng cách (lực hút yếu không hút được hết có thể bị đọng lại và gây nên vón cục. Nếu lực hút quá mạnh sẽ gây tổn thương ống tuyến, tổn thương mao mạch. Tư thế hút khoogn đúng, kích thước phễu hút không đúng với bầu ngực;

+ Stress do yếu tô thay đổi sinh hoạt là chủ yếu dẫn đến mẹ dễ bị căng thẳng dẫn đến làm chậm sản sinh hormone prolactin và oxytocin kích thích bài xuất sữa => không kích thích co bóp đẩy sữa ra được;

+ Ăn nhiều đồ dầu mỡ => dẫn đến sữa sánh đặc dễ sảy ra vón cục hơn.

...

Triệu trứng:

+ Sờn thấy có cục cứng hoặc nguyên cả một vùng của ngực thường phía trên và phía nách;

+ Ngực có thể sưng đỏ;

+ Có cảm giác ấm nóng bất thường khi chạm vào;

+ Mẹ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu hoặc kèm theo sốt nhẹ...

Xử lý:

+ Điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt;

+ Điều trị bằng thuốc đông y, thuốc nam;

+ Điều trị bằng máy siêu âm trị liệu;

+ Điều trị bằng một số phương pháp khác.

Các bước điều trị cơ bản tại nhà đối với các mẹ mới bị còn lại nếu đã bị lâu và sốt, ngực chuyển sang thâm tím thì cần gặp bác sỹ để được tư vấn triệt để:

+ Chườm ấm  - giúp tan sữa đóng kết và vón cục. Ngoài ra dưới tác dụng chườm ấm  giúp ống tuyến sữa giãn ra nên sữa dễ lưu thông. Mạch máu lưu thông tốt hơn giảm bớt hiện tượng xung huyết và chống viêm. Chườm có hai dạng là chườn khô và chườm ướt (chườm ướt thường bằng nước hoặc khăn ẩm có thể lên đến 60 độ tùy theo cảm nhận của mỗi người, chườm khô thường bằng đèn hồng ngoại - Lưu ý chườm khô rất khó điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và dễ gây rát và quá nhiệt có thể gây xung huyết cục bộ gây tổn thương);

+ Mát xa làm mềm, tan hoặc nới lỏng chỗ tắc giúp sữa lưu thông - khi đó sẽ nhanh chóng hết tắc. Về nguyên tắc dùng hai tay mát xa phần bầu ngực nhẹ nhàng bằng cách day nhẹ khi thấy chỗ cứng được cải thiện thì tiến hành vừa mát xa đồng thời nâng ngực lên về phía đầu ti sau đấy tiến hành vắt sữa. Lưu ý vệ sinh sạch sẽ ngực và tay trước khi tiến hành mát xa. Nhiều người không biết có theo một số hướng dẫn day ấn mạnh có thể làm tổn thương tuyến sữa không những không điều trị thành công mà làm cho tình trạng nặng lên. Vì vậy nếu không có chuyên môn thì bạn nên mát xa nhẹ nhàng và nguyên tắc không để đau hơn cảm giác đau trong quá trình mát xa. Cố gắng vắt nhiều sữa nhất có thể tránh sữa bị ứ đọng trong tuyến sữa dễ hình thành vón cục;

+ Sau khi xử lý xong nếu bệnh nhân cảm thấy đau thì có thể trườm mát để giảm đau.

Phòng tránh

Cho con bú thường xuyên và đúng cách;

Tránh mặc áo, áo ngực bó sát gây áp lực lên vú;

Tránh gây áp lực lên vú;

Khi ngủ để ngực trạng thái thoải mái nhất có thể;

Nghỉ ngơi và ăn uống điều độ giữ gìn sức khỏe;

Thường xuyên mát xa ngực;

Vệ sinh đầu núm vú, tưa lưỡi cho bé thường xuyên.

THANH NHÃ

Bài viết liên quan

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn

0903466215
0977857790